Mí mắt nổi mụn nước có nguy hiểm không?
Hỏi: Thưa bác sĩ, mắt em dạo gần đây bị nổi mụn nước tại vùng mí mắt. Cảm giác rất khó chịu, em cũng không dám nặn vì lo nhiễm trùng. Bác sĩ cho em hỏi mí mắt nổi mụn nước có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Em xin cảm ơn!
Đáp: Xin chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc về chuyên mục Hỏi – Đáp của chúng tôi. Câu hỏi “Mí mắt nổi mụn nước có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào cho hợp lý” sẽ được chuyên gia giải đáp dưới đây:
Tiêu điểm trong bài
Mí mắt nổi mụn nước có nguy hiểm không?

Mí mắt nổi mụn nước phải làm sao
Các tuyến bã nhờn hoạt động liên tục dưới mi mắt của chúng ta để bôi trơn giúp mắt không bị khô, điều tiết mắt. Các tuyến nhờn này sẽ tiết ra chất nhờn là một phần của nước mắt. Nhưng do một lý do nào đó, tuyến bã nhờn bị tắc thì mí mắt sẽ sưng lên và nổi mụn nước. Cũng có thể là do cấu tạo của ống tuyến hẹp mà tự sinh ra.
Mí mắt nổi mụn nước như bạn miêu tả rất có khả năng là bạn đã bị viêm nang tuyến bờ mi hoặc bị chắp, lẹo mi mắt. Thông thường, triệu chứng này không có biến chứng nguy hiểm, có thể kiểm soát được.
Triệu chứng của bệnh như thế nào?
Các nốt mụn màu trắng có dạng nước mọng gây cộm mắt được chuẩn đoán là bệnh viêm nang tuyến bờ mi. Nếu dịu mắt sẽ làm các nốt mụn bị vỡ, cay mắt và cảm giác rát rát.
Mí mắt nổi mụn nước có ảnh hưởng sức khỏe không?
Tuy không gây biến chứng nguy hiểm cho mắt, nhưng sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm giảm tầm nhìn. Cần phải có biện pháp xử lý kịp thời thì mụn nước sẽ không tái phát trở lại, gây bất tiện trong sinh hoạt.
Mụn nước tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe, xong bạn cũng không nên chủ quan. Nếu bị bụi bẩn bám vào các nốt này sẽ bị viêm nhiễm từ mưng mủ chuyển sang màu vàng. Ngoài ra, có trường hợp khi nước mụn ra hết, chất bã khô lại tạo thành mụn trứng cá khiến mắt khó chịu khi chớp. Bởi vậy, bạn cần chú ý chăm sóc khâu vệ sinh để không nguy hiểm đến sức khỏe.
Cách điều trị mí mắt an toàn và hiệu quả

Cách điều trị mí mắt bị mụn nước
Mí mắt nổi mụn nước sẽ tự biến mất sau một thời gian và không gây ảnh hưởng tới thị lực của mắt. Xong vẫn cần có biện pháp kiểm soát mụn nước nhằm đảm bảo độ an toàn và giúp chúng nhanh biến mất. Sau đây là một số phương pháp đơn giản bạn có thể thực hiện được dễ dàng:
Đắp gạc ấm:
Dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch thấm nước ấm, đắp lên mi mắt khoảng 1 phút. Làm ấm gạc khi đã nguội. Cách làm này sẽ giúp vảy và mảng bám quanh mi được mềm, lỏng ra, các tuyến bờ mi dịu và thông thoáng hơn. Cần áp dụng khoảng 3-6 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt.
Dùng thuốc mỡ kháng sinh:
Dùng tăm bông hoặc ngón tay sạch, thoa một lượng nhỏ thuốc mỡ kháng sinh lên bờ mi trước khi ngủ. Phương pháp này cần có chỉ định từ bác sĩ.
Vệ sinh vùng mắt:
Cần vệ sinh vùng mí mắt vì bụi bẩn, môi trường ô nhiễm khi bạn ra ngoài đường cũng sẽ làm ảnh hưởng tới mí mắt, tình trạng mí mắt bị nổi mụn nước có thể tái phát. Do đó, sau mỗi ngày làm việc, mắt cũng cần được vệ sinh bằng nước muối loại bỏ vi khuẩn, bụi…
Dinh dưỡng:
Nếu cơ thể thiếu hàm lượng axit béo omega thì các tuyến dầu sẽ không còn hoạt động trơn tru có thể gây viêm tuyến bờ mi. Khi bị bệnh này, bạn nên hạn chế đồ gia vị cay, nóng như: tỏi, sả, ớt, hạt tiêu,…
Để loại bỏ bệnh mí mắt nổi mụn nước của bạn một cách triệt để thì chúng tôi khuyên bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám cụ thể để xác định được hướng điều trị phù hợp.