Tại sao phẫu thuật thẩm mỹ nên kiêng ăn đồ tanh?
Hậu làm đẹp "dao kéo", để vết thương nhanh lành và không lưu lại sẹo cần tuân thủ chế độ ăn uống ngặt nghèo vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tốt cho quá trình hồi phục. Điều này giải thích tại sao phẫu thuật thẩm mỹ nên kiêng ăn đồ tanh.
Tại sao phẫu thuật thẩm mỹ nên kiêng ăn đồ tanh?
Trên thực tế, đồ tanh nói chung bao gồm các loại tôm, cua, cá, sò, ghẹ, bề bề,… đều là những món ăn ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, với người cơ địa bẩm sinh đã dị ứng với đồ tanh, hải sản thường sẽ rất sợ hãi mỗi khi ăn hoặc chỉ cần nghĩ đến. Trường hợp nhẹ, cơ thể sẽ có phản ứng ngứa ngáy, khó chịu và hơi nôn nao. Trường hợp nặng, thậm chí còn tiêu chảy, mất nước,… Do đó, tránh ăn đồ tanh, hải sản đã trở thành thói quen, phản xạ của nhiều người.
Đọc thêm: Một số biến chứng sau khi cắt mí mắt

Một cơ thể bình thường khi ăn đồ tanh đã gặp nhiều hiện tượng tiêu cực thì một cơ thể sau phẫu thuật thẩm mỹ (dù chỉ là tiểu phẫu như nâng mũi, cắt mí,…) cũng chắc chắn sẽ phản ứng mạnh với loại thực phẩm này. Kết quả, không chỉ sức khỏe chịu ảnh hưởng, vết mổ lâu lành miệng mà ngay cả tính thẩm mỹ của khu vực “dao kéo” đều bị đe dọa.
Đây là điều chẳng ai mong muốn, giải thích cho vấn đề tại sao phẫu thuật thẩm mỹ nên kiêng ăn đồ tanh.
Thực phẩm cần kiêng sau phẫu thuật thẩm mỹ
Ngoài đồ tanh, hải sản, còn có một vài thực phẩm nữa mà bạn cần kiêng sau khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ (dù là đại phẫu hay tiểu phẫu, thẩm mỹ “dao kéo” hay thẩm mỹ không “dao kéo”).
Trước tiên phải kể đến đó chính là thịt bò. Thịt bò có thể khiến vùng da vết thương thẫm màu và để lại sẹo cũng như dấu vết thẩm mỹ. Chỉ nên ăn thịt bò khi da đã lành lặn, vết thương ổn định, khép miệng,… Thông thường, thịt bò cần kiêng lâu nhất, khoảng chừng 3 tháng. Cùng nhóm với thịt bò còn có thịt chó, thịt trâu là những món ăn bạn cũng không nên ăn.

Một món ăn vốn rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhuận tràng, lợi tiểu mà bạn cũng phải cho vào danh sách không được ăn hậu phẫu thuật thẩm mỹ, chính là rau muống. Chính công dụng làm đầy vết thương mà rau muống lại có thể gây nên sẹo lồi xấu xí, ảnh hưởng lớn đến kết quả làm đẹp của bạn.
Trong khi đó, trứng cũng được cho là làm chậm quá trình liền sẹo, khiến vùng da vết thương loang lổ, không đẹp mắt.
Bên cạnh trứng, rau muống, thịt bò, bạn còn phải tránh ăn đồ nếp (bánh chưng, xôi,…) và thịt gà – hai loại thức ăn có tính nóng, ăn vào sẽ làm cho vết thương mưng mủ, tồi tệ hơn sẽ gây viêm nhiễm, lưu lại sẹo xấu trên làn da của bạn.

Những loại đồ ăn khó tiêu hóa, lên men như kim chi, dưa muối, giá, cà muối,… đều không nên ăn.
Và tất nhiên, rượu, bia, thuốc lá, cafe, các chất kích thích bình thường vốn gây tổn hại đến sức khỏe, càng cấm ‘đụng đũa’ trong thời kỳ sau phẫu thuật thẩm mỹ.
Để bổ sung dinh dưỡng, cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, bạn nên ăn nhiều hơn rau xanh, hoa quả tươi, uống nước tinh khiết,…
Bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, chỉ một thời gian sau, bạn sẽ vô cùng bất ngờ về tính hiệu quả của phương pháp làm đẹp đã sử dụng. Từ đó, bạn sẽ hiểu được rằng, ngoài yếu tố tay nghề bác sĩ, địa chỉ thẩm mỹ, thì chính cách chăm sóc hậu phẫu – lý do nội tại sẽ quyết định đến kết quả làm đẹp nhiều như thế nào.