Nguyên nhân và cách điều trị viêm mi mắt
Dấu hiệu viêm mi mắt thường thấy là sưng tấy và đỏ ửng ở mắt. Điều này ảnh hưởng đến mắt cũng như thị lực vì vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị viêm mi mắt trong bài viết này nhé!
Tiêu điểm trong bài
Thế nào là viêm mi mắt?
Viêm mi mắt là dấu hiệu vùng quanh chân lông mi, da mi bị viêm nhiễm. Tình trạng này có thể dẫn đến mi mắt đỏ ửng và sưng tấy. Khi viêm mi mắt thì cả mí trên và mí dưới đều bị phủ dầu và vi khuẩn bám vào. Gây kích thích tới mắt như ngứa, đỏ, cảm giác như bỏng. Và bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và khó để trị dứt điểm.
Các triệu chứng của bệnh viêm mi mắt thường gặp như:

Triệu chứng thường thấy khi viêm mi mắt
- Ngứa, cộm, hay gãi lông mi
- Cảm giác khô mắt, rát, chảy nước mắt, thích nhắm mắt.
- Các dấu hiệu như: Viêm mi mắt sưng, đỏ, phình giãn mạch ở mi mắt. Các mụn nước nhỏ ở mi mắt, tăng tiết bã nhờn của da và tuyến sụn mi. Ứ động các chất tiết ở lỗ tuyến, chảy dịch,…
Nguyên nhân viêm mi mắt
Nguyên nhân của bệnh viêm mi mắt là do nhiễm trùng về da. Viêm mi mắt có 2 loại, viêm mi mắt trước và sau.
Các nguyên nhân gây viêm mi trước.
- Viêm mi mắt do tiết bã, da vùng quanh mi mắt có tình trạng nhờn và bong tróc. Có thể dẫn đến tình trạng viêm mi mắt trước và mi sau cùng lúc.
- Viêm mí mắt trước có thể do nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn Staphylococus. Loại vi khuẩn này kí sinh vô hại trên da. Nhưng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm bờ mi
- Một loại ký sinh trùng trên mi Demodex cũng có thể gây viêm mi mắt.

Viêm mi mắt ảnh hưởng khá nhiều đến thị lực của mắt
Viêm mi mắt sau là viêm vùng da phía trong mi mắt. Có các nguyên nhân sau đây gây nên:
- Rối loạn chức năng của tuyến bã nhờn gây nên viêm mi mắt sau.
- Các tuyến miebomian làm nhiệm vụ sản xuất chất dầu cho nước mắt. Tuyến miebomian này được xem là một phần quan trọng để bảo vệ mắt. Nước mắt gồm có chất dầu, nước và chất nhầy (nhờn) phủ lên nhãn cầu. Các chất này giúp mắt không bị khô. Nhưng khi tuyến miebomian bị rối loạn sẽ tạo ra chất nhờn nhiều hơn. Dẫn đến bị tắc nghẽn gây ra các bệnh lý về da. Khiến vùng da quanh mi bị ửng đỏ, nổi mụn ở mí sau.
Cách điều trị viêm mi mắt
Khi phát hiện những dấu hiệu viêm mi mắt, chúng ta cần tiến hành điều trị dứt điểm. Vì viêm mi mắt gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Làm giảm tầm nhìn, gây mờ mắt. Để lâu sẽ gây nên những bệnh nghiêm trọng hơn như lẹo, chắp,…
Hãy đến các phòng khám chuyên khoa mắt để được các bác sĩ tham khám, phân tích. Từ đó chúng ta có cách điều trị viêm mi mắt hiệu quả và an toàn nhất. Hoặc bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc mắt bị viêm như sau

Cách chăm sóc tránh tình trạng viêm mi mắt
Đắp gạc ấm khi viêm mi mắt
Nhúng gạc hay chiếc khăn sạch vào nước ấm, đắp lên vùng mí mắt bị viêm. Sau khi miếng gạc nguội thì cho vào nước ấm, tiếp tục đắp lên mắt 5 phút. Công dụng của việc đắp gạc khi mắt bị viêm sẽ giúp làm mềm mắt. Giảm bớt chất dầu tiết ra trên mi mắt và giúp mắt giảm sưng.
Khi phát hiện mắt bị viêm mi thì hãy thực hiện đắp gạc hoặc khăn với nước ấm 2 lần/ ngày. Nếu các triệu chứng này được cải thiện thì thực hiện đắp gạc-khăn 1 lần/ ngày.
Lưu ý: Đối với các bạn gái nếu bị viêm mi mắt, không nên trang điểm và chải mascara.
Massage đẩy chất dịch ra ngoài
Sau khi thực hiện đắp gạc, bạn có thể massage ngay vùng viêm mi mắt. Thực hiện massage giúp tống hết các dịch nhờn ra khỏi mí mắt. Hãy massage từ 5-10 lần theo hướng chân mày dọc xuống mi mắt. Còn mi dưới thì hãy massage theo hướng ngược lại dọc từ bọng mắt lên mi mắt.
Kháng sinh và thuốc nhỏ mắt
Các cách trên không cải thiện được tình trạng viêm mi mắt. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng mỡ, kem, nước,… Khi mới dùng có thể bạn sẽ thấy xót, khó chịu, nhưng các phản ứng này tan biến rất nhanh. Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc nhỏ, chúng ta cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách phòng ngừa viêm mi mắt

Cách phòng ngừa viêm mí mắt
- Cách phòng ngừa viêm mi mắt là bạn hãy luôn giữ mắt được sạch. Nếu trang điểm như kẻ mắt, chải mascara thì hãy tẩy trang thật sạch.
- Tạo cho mình thói quen vệ sinh sạch mắt khi ra ngoài về. Và khi ra ngoài nên đeo kính bảo vệ mắt như: gió, bụi, ánh sáng, dị vậy,..
- Tránh dùng các vật dụng như khăn mặt, khăn tay, khăn tắm với người khác, nhất là người bệnh.
- Rửa mắt bằng nước muối sinh lý dành cho mắt.
- Lập chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho mắt phù hợp.