Cắt mí có ăn được thịt vịt không?
Sau khi cắt mí, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của nếp mí mới. Có một số thực phẩm cần kiêng khem trong thời gian mắt hồi phục, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những nguyên tắc ăn kiêng này. Vấn đề mà nhiều người băn khoăn nhất có lẽ là cắt mí có ăn thịt vịt được không?
Đọc thêm:
Cắt mí có ăn được thịt vịt không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì sau khi phẫu thuật nên ăn uống dựa theo các nguyên tắc ăn từ loãng rồi chuyển dần sang đặc, nên ăn thức ăn mềm và chia làm nhiều bữa. Những loại thức ăn có nhiệt năng cao giàu vitamin A và khoáng chất cần được bổ sung.
Thịt vịt là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể. Vậy sau khi cắt mí có ăn được thịt vịt không?
Theo quan niệm dân gian, khi vết thương bị hở rất dễ gây ngứa ngáy và hình thành sẹo xấu. Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng chứa nhiều đạm, protein, nhưng sau khi cắt mí bạn không nên ăn vì vết thương hở chưa lành.
Theo đông y, thịt vịt có đặc tính nóng, chính vì vậy sau khi cắt mí, ăn thit vịt có thể dẫn tới hiện tượng ngứa ngáy, mưng mủ, sưng tấy hoặc kích ứng, làm chậm quá trình phục hồi, có nguy cơ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ ở nếp mí mới.

Cắt mí có ăn được thịt vịt không?
Cắt mí có ăn được thịt vịt không? Ăn thịt vịt khi vết thương chưa lành hoặc đang lên da non sẽ khiến bạn bị ngứa ngáy khi gãi sẽ gây trầy xước trên bề mặt da. Tốt nhất, bạn nên đợi phục hồi hoặc khi nếp mí ổn định mới ăn thịt vịt. Thời gian kiêng ăn thịt vịt tùy cơ địa của mỗi người, tuy nhiên thông thường bạn nên kiêng thịt vịt khoảng 3-4 tuần đầu sau khi cắt mí.
Một số lưu ý sau khi cắt mí
Sau khi cắt mí ngoài thịt vịt, bạn cũng cần kiêng khem một số thực phẩm dễ gây mưng, khiến vết thương lâu lành và có nguy cơ để lại sẹo như thịt gà, trứng, thịt chó, thịt bò, đồ nếp, rau muống, những gia vị cay nóng và đồ uống có chất kích thích.
Rau muống đứng đầu trong danh sạch các thực phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi trên vết thương hở sau khi cắt mí. Bởi rau muống kích thích sự tăng sinh collagen lấp đầy vùng da tổn thương. Khi ăn rau muống sẽ dẫn đến tăng sinh sợi collagen quá mức, khiến cho vị trí vết thương nhô cao hơn so với bề mặt da thông thường, hình thành sẹo lồi.
Thịt bò là thực phẩm giàu protein nhưng lại gây co kéo da và khiến cho sắc tố da vùng phẫu thuật sậm màu hơn các vùng da chung quanh. Vì vậy, bạn nên kiêng ăn thịt bò cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn để có nếp mí mới đẹp tự nhiên.
Hải sản rất giàu protein và khoáng chất nhưng là thực phẩm dễ gây dị ứng và khiến vết thương ngứa ngáy.
Các đồ ăn chế biến từ gạo nếp làm tăng nguy cơ mưng mủ, nhiễm trùng vết thương. Vì vậy, đồ nếp cũng nằm trong danh sách cách thực phẩm nên kiêng ăn sau khi cắt mí.
Ăn trứng có thể khiến cho da vùng phẫu thuật trở nên loang lổ, kém tự nhiên và mất thẩm mỹ.
Các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, nước giải khát có ga có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và kéo dài thời gian làm lành vết thương.
Để vết thương sau khi cắt mí sớm liền và hồi phục, bạn có thể tăng cường những thực phẩm có tính mát như rau củ quả tươi, thực phẩm giàu vitamin A, C và uống nhiều nước.